Phim Cách Nhiệt Theo Tiêu Chuẩn/ Công Nghệ Mỹ
Youtube Facebook Tiktok

Film PPF là gì? Tư vấn chọn Film PPF thích hợp cho ô tô

Film PPF được xem là giải pháp bảo vệ lớp sơn xe hiệu quả khỏi các tác động xấu từ môi trường bên ngoài như bụi bẩn, trầy xước, hóa chất, và tia UV. Tìm hiểu ngay về khái niệm film PPF là gì và những điểm nổi bật của loại film này trong bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm Film PPF là gì

PPF (Paint Protection Film) là lớp màng film mỏng, có tác dụng bảo vệ hoặc hạn chế tối đa các tác động từ bên ngoài lên bề mặt chất liệu được dán, tránh gây trầy xước hoặc bạc màu sơn. 

Với tính năng đàn hồi vượt trội và độ bám dính tốt, film PPF còn được ứng dụng để dán bảo vệ các thiết bị như điện thoại, laptop, máy tính bảng,...


 Film PPF là lớp màng film mỏng giúp bảo vệ sơn xe khỏi trầy xước và bạc màu

Cấu tạo của Film PPF

Film PPF có cấu tạo gồm 4 lớp như sau:

  • Lớp lót: Đây là lớp phim mỏng nằm ở mặt ngoài của tấm phim cách nhiệt, giúp bảo vệ các lớp phim bên trong khỏi tác động từ bên ngoài như bụi bẩn, độ ẩm.
  • Lớp nền: Lớp nền đóng vai trò như tấm khiên bảo vệ sơn xe khỏi các vết trầy xước, chống ăn mòn, tia UV và phân tán lực khi có va đập. 
  • Lớp keo: Lớp keo acrylic có tác dụng tăng độ bám dính của film với bề mặt dán.
  • Màng phủ: Là lớp bảo vệ cuối cùng cho lớp keo, giúp tránh bụi bẩn và tác động từ môi trường để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của lớp keo bên dưới. 

Tuy nhiên, đây là cấu tạo phổ biến của lớp phim PPF ngoài thị trường phụ kiện ô tô. Với phim PPF NANOSUN, cấu tạo gồm 5 lớp mang nhiều chức năng khác nhau để bảo vệ lớp sơn xe. Đặc biệt, lớp phủ Nano công nghệ Mỹ (đối với dòng phim Nano Protect), và lớp phủ Nano công nghệ Nhật (đối với dòng phim Nano Premium).


Film PPF NANOSUN bao gồm 5 lớp bao gồm lớp bảo vệ ngoài, lớp phủ Nano, màng đế TPU, lớp tinh thể, lớp tách mờ

Phân loại Film PPF

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại film PPF với ưu điểm và nhược điểm khác nhau. 

Film PVC

Đây là loại film PPF có mặt đầu tiên trên thị trường và được tạo từ vật liệu Polyvinyl chloride.

Ưu điểm: 

  • Cấu tạo vật liệu khá cứng nên có khả năng bảo vệ ô tô khỏi các va chạm cực hiệu quả.
  • Giá thành tối ưu hơn so với các loại phim khác giúp chủ xe tiết kiệm chi phí dán và có thể thay thế phim linh hoạt khi cần thiết.

Nhược điểm: 

  • Lớp keo PVC thường dễ bị oxy hóa, có hiện tượng ngả vàng sau một thời gian sử dụng từ 1 đến 2 năm.
  • Lớp keo PVC có kết cấu cứng nên việc dán film PPF đòi hỏi các kỹ thuật viên phải dùng thêm súng nhiệt để dán film bề mặt xe.


Film PVC có cấu tạo khá cứng nên có khả năng bảo vệ ô tô hiệu quả khỏi các va chạm 

Phim TPH

Film TPH được làm từ polyurethane nhiệt dẻo, có đặc tính dẻo dai, đàn hồi và bền bỉ. 

Ưu điểm:

  • Khi cần thay mới hoặc tháo bỏ, film TPH không để lại keo dính và dễ tháo gỡ.
  • Khả năng đàn hồi, dẻo dai và bảo vệ tốt, giúp bề mặt xe chống lại những trầy xước nhẹ do va quệt.

Nhược điểm: Film TPH có độ bền ngắn hơn so với phim PPF. Khi chịu tác động của thời tiết và môi trường, lớp film có thể xuống cấp nhanh hơn và dễ bị tróc, phai màu.


Film TPH có đặc tính dẻo dai nên sẽ giúp lớp sơn xe hạn chế trầy xước hiệu quả

Phim TPU

Phim TPU được làm từ polyurethane nhiệt dẻo với độ đàn hồi, dẻo dai và khả năng tự phục hồi. 

Ưu điểm: 

  • Film TPU có tính năng tự phục hồi khi bị trầy xước nhỏ. Sau đó, vết xước sẽ tự động biến mất, giữ cho bề mặt phim luôn trong tình trạng mịn màng, không tì vết xước.
  • Film TPU có khả năng chống chịu trước hóa chất, dầu mỡ và các chất gây ăn mòn khác, giúp bề mặt xe luôn sáng bóng.
  • Film có khả năng chống oxy hóa cao nhất so với các loại film khác

Nhược điểm: Giá thành cao hơn nhiều so với film thông thường.


Film TPU nổi bật với khả năng tự phục hồi và co giãn khi có vết trầy xước, giữ cho lớp sơn xe luôn sáng bóng

Tư vấn vị trí dán film PPF thích hợp cho xe ô tô 

Việc lựa chọn loại film PPF phù hợp cho từng vị trí trên xe sẽ giúp bảo vệ lớp sơn xe khỏi những tổn hại từ bên ngoài và giữ cho xe luôn mới. Dưới đây là bảng danh sách các vị trí của xe ô tô mà các chủ xe nên dán film PPF.

Phần đầu xe

 

Vị trí dán film

Công dụng

Nắp capo

Chống va đập và trầy xước, bảo vệ tốt bề mặt sơn.

Cản trước

Bảo vệ lớp sơn khỏi va chạm nhẹ và đá văng

Đèn pha

Tránh tình trạng ố vàng và trầy xước

Phần hông xe

Vị trí dán film

Công dụng

Gương chiếu hậu

Bảo vệ gương này khỏi các va đập nhẹ và giúp duy trì độ trong của gương.

Cửa xe

Tránh các vết trầy xước khi mở và đóng cửa xe

Hông xe phía trước

Chống chịu các tác động môi trường khi di chuyển trên đường xấu hoặc địa hình gồ ghề.

Phần đuôi xe 

Vị trí dán film

Công dụng

Cản sau

Tránh trầy xước và hư hại khi đỗ xe, lùi xe

Đèn hậu

Hạn chế trầy xước và giữ cho đèn luôn rõ nét khi phát sáng.

Phần mái xe

Đối với xe thường xuyên đậu ngoài trời, phần mái xe sẽ phải chịu tác động từ nắng, mưa và các vật từ cây cối. Do đó, Phim PPF sẽ giúp bảo vệ xe khỏi tia UV, tránh phai màu và hư hại.

Các bộ phận khác

Vị trí dán film

Công dụng

Tay nắm cửa

Hạn chế trầy xước do móng tay và chìa khóa khi mở cửa

Viền cửa và khung cửa sổ

Chống lại tác động của thời tiết và tránh các vết trầy xước nhỏ

Nẹp cửa xe

Bảo vệ lớp sơn xe khỏi trầy xước khi đậu trong không gian hẹp

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về khái niệm film PPF là gì và đưa ra lựa chọn vị trí dán film thích hợp cho xe ô tô. Nếu bạn quan tâm tới film PPF chất lượng cao, vui lòng truy cập website chính thức của Nanosun hoặc liên hệ số điện thoại 0896 16 29 39 để được hỗ trợ chi tiết!

danh sách liên quan
Zalo
Zalo
Messenger
Messenger
Hotline
Hotline
Bảo hành
Bảo hành
Bản đồ
Bản đồ